In trang này

Niên vụ cà phê 2016 - 2017: Thuận lợi và khó khăn

Niên vụ cà phê 2016 - 2017: Thuận lợi và khó khăn

Thị trường cà phê cuối niên vụ 2015/16 đang để lại đà tốt về giá cả, tâm lý thị trường cho các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, bức tranh chung cho cả niên vụ cà phê tới không phải toàn màu hồng.

Sự thông đồng giữa cung cầu và đầu cơ tài chính

Tin khô hạn, mất mùa đây đó, đặc biệt tại các vùng cà phê robusta Brazil đã giúp giá kỳ hạn cà phê robusta London tăng từ 1339 USD/tấn vào tháng 3-2016 lên 2028 USD/tấn cuối tháng 9-2016 khi còn ít ngày nữa là kết thúc vụ cũ.

Phải nói rằng tin khô hạn đã làm nóng sàn kỳ hạn robusta và sàn này đã phản ánh đúng như điều người ta tin. Nên các quỹ đầu cơ và giới kinh doanh mua khống một lượng hàng giấy khổng lồ, thực tế có thể trên 40.000 lôkhông chỉ sàn robusta mà bên sàn arabica cũng đang có từng ấy lô mua khống.

Cung-cầu là một chuyện, đi kèm hiện tượng mua khống trên sàn là quyết định không tăng lãi suất cơ bản đồng USD của Fed, tạo điều kiện giá trị USD rẻ trên thị trường hối đoái. Một khi đồng USD rẻ, các nước lớn như các nước sử dụng đồng euro, Nhật, Trung quốc…vẫn tăng cường chương trình kích cầu bằng cách bơm tiền, tái cơ cấu, hạ giá trị trái phiếu, thi nhau hạ giá trị các đồng nội tệ, tiền ra thị trường nhiều tạo cơ hội mua hàng, và kênh đầu tư (tài chính) vừa qua đã nghiêng về các sàn nông sản, trong đó có 2 sàn cà phê.

Thật vậy, chỉ từ đầu năm đến nay, lợi suất  2 sàn cà phê có mức dương ấn tượng: sàn arabica tăng 19,61% và sàn robusta tăng 34,47% sau khi các quỹ đầu cơ điều tiết lại vốn vào cuối năm 2015 (bấy giờ lợi suất 2 sàn này giảm thê thảm và nay đang được bù đắp).

Bức tranh chung thị trường cà phê thế giới đầu niên vụ

Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê tháng 8-2016 tăng 9,5% đạt 9,76 triệu bao so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên tính cả 11 tháng đầu niên vụ cũ, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 1% , trong đó lượng arabica đạt 70,96 triệu bao, cao hơn cùng kỳ 2015 là 68,51 triệu bao và robusta đạt 40,68 triệu bao giảm từ 44,45 triệu bao so với cùng kỳ.

Đến đây cần nói rằng trong niên vụ cũ tin đồn hạn hán tại Brazil có thể ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu cà phê arabica của Brazil đã không xảy ra. Nhưng lượng xuất khẩu robusta của họ giảm mạnh dù Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh vẫn không bù nổi. Như vậy, trong niên vụ 2014/15, giá robusta “khủng hoảng” để các nhà kinh doanh và nhà vườn cà phê Việt Nam trữ lại để đi đến tổn thất nặng nề là có phần đóng góp của sức cạnh tranh mạnh từ robusta Brazil.

Dù ICO mới tính được 11 tháng niên vụ 2015/16, xuất khẩu toàn cầu chỉ giảm 1% do Việt Nam xuất khẩu robusta tăng mạnh (+500.000 tấn) cộng với Brazil và Colombia tăng cường xuất khẩu arabica.

Chính lượng xuất khẩu arabica được tăng cường này sẽ là lực lượng cạnh tranh sắp tới đối với robusta Việt Nam vì như trong hội nghị ICO vừa qua, bà trưởng phòng kế hoạch ICO cho rằng sắp tới Colombia sẽ xuất khẩu luôn cà phê arabica cấp thấp (trước đây đã từng bị cấm).

Cà phê Việt Nam với thị trường thế giới

Tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2015/16 ước đạt 1,75 triệu bao so với niên vụ 2014/15 là 1,25 triệu bao, tăng 500.000 tấn số tròn.

Có người cho rằng do niên vụ mới vừa qua được mùa nên lượng xuất khẩu tăng mạnh như thế. Nhưng một số nhận định khác lại nói rằng lượng xuất khẩu niên vụ 2015/16 tăng là do tồn kho vụ cũ mang sang quá lớn do hệ quả của bán “trừ lùi”, không chốt bán mà cứ treo trên sàn, lượng treo trên sàn to lủng lẳng quá lộ liễu và hấp dẫn, đã vỗ béo cho các tay kinh doanh đầu cơ có sức mạnh trên sàn hàng giấy.

Cũng có người tiếc và nói rằng niên vụ vừa qua, khi hàng bán sạch rồi, giá mới tăng. Nhưng thử hỏi nếu không bán và cứ treo hàng, trữ hàng như năm trước đó, giá trên sàn và trên thị trường nội địa có được giải phóng và thăng hoa?

Một số người đang lên tiếng niên vụ này sẽ “mất mùa”, có người đồng ý và cũng có người chưa đồng ý, nhưng điều chắc sẽ thấy là sức bán ra và xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam trong niên vụ tới sẽ giảm rõ, không ngay trong quý 4-2016 thì sang năm 2017 do tồn kho gối vụ mang sang không còn nhiều. Đây sẽ là yếu tố kích thích một số nhà đầu tư tại chỗ nhảy vào thị trường mua trữ như năm 2014/15 chăng?

Giá kỳ hạn đang đà tăng, giá bán xuất khẩu theo phương thức trừ lùi đang được nhiều người chấp nhận chào rẻ, nhưng chào bán xa ít vì lượng hàng có sẵn trên thị trường không nhiều…đó là điều thú vị nhất nhưng cũng chính là cái bẫy giá đầy rủi ro.

Rủi ro luôn rình rập

Yếu tố tiền tệ trên thị trường tài chính thế giới trong 3 tháng cuối đang quay về hướng bất lợi:

-Kinh tế Mỹ hình như hội đủ điều kiện để Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng USD cuối năm nay. Đồng USD mạnh không ủng hộ giá hàng hóa nguyên liệu trong đó có cà phê.

-Brazil đang được IMF cảnh báo tăng cường cải cách và thả lỏng thêm tỷ giá đồng nội tệ, đó là mối lo thứ hai cho giá cà phê (đặc biệt arabica).

-Các nước xuất khẩu cà phê arabica đang chuẩn bị cạnh tranh với lượng  robusta từ Việt Nam, họ đã lên tiếng bán hàng arabica cấp thấp giá rẻ.

–Lượng dư mua hàng giấy trên 2 sàn cà phê ở mức khổng lồ, trước được bơm bằng các yếu tố cung-cầu như hạn hán, thiếu hụt…đang lộ dần nhu cầu mua vào hàng giấy chính là do lưu lượng tiền trên thị trường tiền tệ quá nhiều.

Nhận định trên cho thấy rằng dù giá đang thuận lợi, đường dài vẫn chưa hết chông gai. Giả sử các quỹ đầu cơ tài chính cuối năm tính sổ thấy tiền mình đổ vào cà phê quá nhiều năm 2016, họ phải chuyển đi qua sàn khác. Với lượng dư mua hàng giấy quá lớn, đó chính là quả bom hẹn giờ…dại gì họ cho ta biết ngày nổ.

Bài viết cũng không hề khuyên bán ra. Nhưng sao lại không bán từng phần khi thấy cà phê trên giá thành sản xuất của mình và được giá?

Nguyễn Quang Bình (TBKTSG Online)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

Mới nhất từ PHÒNG TCHC

история кинематографа
Battlefield4