Ngành điều gặp nhiều bất lợi, Hiệp hội Điều kiến nghị hạ mục tiêu kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu hạt điều nửa đầu năm 2022 ghi nhận mức giảm 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trước những khó khăn về thị trường, Hiệp hội Điều Việt Nam đã hạ mục tiêu kim ngạch xuất khẩu điều năm 2022 xuống 3,2 tỷ USD, giảm 600 triệu USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là 3,8 tỷ USD…

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, trong tháng 6/2022, xuất khẩu hạt điều ước đạt gần 285 triệu USD, giảm 6,9% về sản lượng và 6,5% về trị giá so với tháng 5/2022. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu hạt điều ước đạt hơn 1,5 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2021.

TIÊU THỤ KHÓ KHĂN, ĐƠN HÀNG SỤT GIẢM

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), năm nay tiêu thụ nhân điều rất khó khăn do những ảnh hưởng từ các thị trường đích đến. Hiện lạm phát tại các quốc gia đã đạt ở mức rất cao so với thời kỳ trước đó.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát tại Hoa Kỳ đã cán mốc 8,6% trong 5 tháng đầu năm nay, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1981 đến nay, trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Đặc biệt đối với EU, tỷ lệ lạm phát tiếp tục gia tăng rất cao trong tháng 5 và tháng 6/2022.

Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch VINACAS cho biết những diễn biến của thế giới như xung đột Nga – Ukraine, đang ảnh hưởng đến sự tiêu thụ và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.

Cụ thể, năm 2021 Nga là thị trường xếp thứ 11 trong tổng số 104 thị trường xuất khẩu của nhân điều Việt Nam với giá trị xuất khẩu gần 62 triệu USD. Từ khi xung đột Nga – Ukraine xảy ra, Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, việc xuất khẩu hạt điều Việt Nam vào Nga gặp khó khăn khâu thanh toán, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nhân điều đi thị trường này.

“Lạm phát ở Hoa Kỳ, châu Âu đang lan ra khắp thế giới, với việc giá cả các mặt hàng đều đắt đỏ như hiện nay, người dân phải chi nhiều tiền hơn cho các nhu cầu thiết yếu, điều này dẫn đến những mặt hàng không thiết yếu như hạt điều sẽ tiêu thụ chậm và giá điều cũng rất khó tăng trong thời điểm này. Trong khi đó, thị trường lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” khiến việc xuất khẩu nhân điều cũng như các nông sản khác tiếp tục gặp bất lợi tại thị trường Trung Quốc”, ông Hiệp nêu thực tế.

NỖI LO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch VINACAS thông tin, trong 5 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp ngành điều nhập khẩu khoảng 968.000 tấn điều thô từ nước ngoài với giá trị gần 1,4 tỷ USD, giảm 35,24% về lượng và giảm 37,84% về trị giá. Tuy nhiên nếu xem xét giá nhập khẩu điều thô từ châu Phi từ đầu vụ đến nay đã tăng 15-20% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021 xuất khẩu nhân điều chế biến đem về 3,64 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2020. Tuy nhiên, cả nước đã nhập khẩu tới 2,83 triệu tấn điều thô, trị giá 4,23 tỷ USD trong năm 2021, khiến toàn ngành thâm hụt thương mại gần 600 triệu USD. Năm 2021 là năm nhập siêu lần đầu tiên trong hơn 30 năm Việt Nam xuất khẩu điều nhân ra thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến lượng điều thô nguyên liệu nhập khẩu tăng đột biến vào năm ngoái, gấp đôi so với mọi năm, là bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thiếu container rỗng trên quy mô lớn ở chiều xuất khẩu, trong khi chiều hàng về lại thừa container rỗng, nên các doanh nghiệp đã tranh thủ nhập nguyên liệu về nhiều. Do tổng lượng điều thô nguyên liệu năm ngoái tăng đột biến, dẫn đến lượng nguyên liệu dư thừa đưa vào sản xuất năm nay.

VINACAS đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ cập nhật và hướng dẫn thực hiện các quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ…

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiệp hội kiến nghị tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành cho hạt điều và các sản phẩm phụ của cây điều để có cơ sở đánh giá chất lượng. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần đánh giá, quy hoạch ổn định là lâu dài các vùng trồng điều.

Về thị trường, VINACAS cũng mong muốn Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp điều tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tăng cường thông tin về thị trường, khách hàng, xu hướng tiêu dùng, các rủi ro thương mại cũng như cách ứng phó hiệu quả.

Nguồn: vneconomy

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Đã xem 13261 lần
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]