Cà phê arabica thiếu hụt trên toàn cầu

(KTSG Online) – Một số công ty rang xay và nhà bán lẻ cà phê trên thế giới đang chuyển sang sử dụng cà phê robusta hoặc đang có ý định như vậy khi giá cà phê arabica tăng vọt do nguồn cung thiếu hụt trên toàn cầu. Với tư cách là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nếu sự chuyển đổi này diễn ra mạnh mẽ.

Thế giới đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng của cà phê arabica, loại cà phê mang lại hương vị thơm ngon nhất và chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê của thế giới. Nguồn cung loại cà phê này đang cạn kiệt do thời tiết khắc nghiệt phá hủy mùa vụ cà phê ở Brazil, nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới. Hiện tượng thời tiết La Nina đang quay trở lại Nam Mỹ và dự báo kéo dài đến đầu năm 2022, đe dọa làm giảm sản lượng cà phê arabica hơn nữa và thị trường có thể mất nhiều năm để phục hồi.

Giá cà phê arabica đang tăng vọt, phản ánh cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, vấn đề tắc nghẽn vận tải biển toàn cầu đang khiến việc vận chuyển cà phê đến nơi có nhu cầu thậm chí còn khó khăn hơn.

Kona Haque, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Công ty kinh doanh hàng hóa toàn cầu ED&F Man ở London, cho biết: “Nguồn cung thiếu hụt không chỉ là vấn đề ngắn hạn mà là điều mà chúng tôi thực sự sẽ phải tính đến trong vài năm tới”.

Các công ty nhà rang xay và bán lẻ cà phê giờ đây phải quyết định xem có nên tăng giá bán hay không. Nhưng họ cũng có một lựa chọn khác, đó là cà phê robusta, có vị đắng gắt hơn arabica do có hàm lượng caffeine cao hơn. Một số công ty rang xay đã sử dụng tỷ trọng cà phê robusta nhiều hơn trong sản phẩm của họ, có thể khiến các tách cà phê cappuccino hoặc latte buổi sáng có thể để lại dư vị đắng nhiều hơn.

Cuộc khủng hoảng hụt nguồn cung cà phê bắt nguồn từ Brazil, nơi những đợt sương giá và hạn hán kéo dài đã tàn phá các mùa vụ cà phê. Điều đáng lo ngại là không chỉ vụ thu hoạch cà phê hiện tại ở Brazil có sản lượng kém mà còn nhiều nông dân của nước này buộc  phải chặt bỏ những cây cà phê yếu ớt. Những cây cà phê mới trồng sẽ mất vài năm để trưởng thành. Ngoài ra, nông dân Brazil cũng đang đau đầu với chi phí phân bón đang tăng cao và tình trạng thiếu lao động.

Giá cà phê arabica đã tăng khoảng 80% trong năm nay và tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đang lùng mua loại phê cao cấp này. Joanne Berry, người đứng đầu bộ phận thu mua của Tropiq, một công ty ở Na Uy chuyên mua các loại cà phê đặc sản và cao cấp để cung cấp cho các nhà rang xay ở châu Âu, cho biết: “Nhiều khách hàng trước đây chỉ thỉnh thoảng mua hàng của chúng tôi nhưng bây giờ, họ mua hàng với số lượng lớn hơn và chấp nhận  mua cà phê có xuất xứ khác nhau”.

Dù giá robusta cũng tăng mạnh trong năm nay vẫn bị tụt lại phía sau so với giá cà phê arabica. Hiện nay, giá cà phê robusta thấp hơn một nửa giá so với cà phê arabica và mức chênh lệch giá đó khiến các công ty rang xay ngày càng có xu hướng sử dụng tỷ lệ cà phê robusta nhiều hơn trong các sản phẩm của họ. Nhiều quán cà phê và thương hiệu cà phê sử dụng kết hợp của cả hai loại cà phê arabica và robusta để tạo ra một hương vị khác biệt.

Arabica có vị ngọt hơn và thường được sử dụng cho thức uống cappuccino và latte. Theo truyền thống ở Ý, robusta được sử dụng để pha cà phê espresso hoặc cho cà phê hòa tan. Nguồn cung của cả hai loại cà phê này đang bị kìm hãm do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, được kỳ vọng bội thu vụ cà phê trong năm nay nhưng các nhà xuất khẩu trong nước đang chật vật chuyển cà phê ra nước ngoài do cuộc khủng hoảng vận tải biển. Giới kinh doanh dự báo cà phê robusta rốt cục sẽ được bung ra thị trường quốc tế nhờ nguồn cung dồi dào hơn cà phê arabica.

Nhiều thương hiệu cà phê sẽ không muốn làm khách hàng xa lánh bằng cách thay đổi hương vị và công thức pha trộn. Sự chuyển đổi đó, nếu xảy ra trên toàn cầu, có thể sẽ chậm. Dù vậy, một số công ty rang xay cà phê ở Brazil bắt đầu chuyển sang sử dụng cà phê robusta nhiều hơn trong sản phẩm của họ.

Dù các công ty rang xay cà phê chọn cách giữ nguyên hương vị 100% arabica hoặc pha trộn thêm cà phê robusta thì giá bán lẻ cà phê nói chung cũng sẽ tăng lên. Các công ty sản xuất cà phê nổi tiếng từ Nestle (Thụy Sĩ) cho đến Strauss Group (Israel) đã cảnh báo rằng sẽ tăng giá bán các sản phẩm cà phê.

Kona Haque, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Công ty kinh doanh hàng hóa toàn cầu ED&F Man, cho biết các công ty rang xay cà phê buộc phải làm như vậy không chỉ vì giá cà phê đang tăng mà chi phí lao động và tiêu thụ năng lượng cao của họ cũng đang cao hơn.

Theo Bloomberg

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Đã xem 1343 lần
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]