Những khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu điều 2016

Trong năm 2016, Hoa Kỳ sẽ áp dụng Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Mỹ gây ra nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến hạt điều. 

Bởi vì, hiện tại ở Việt Nam vẫn có tới hơn 40% số nhà máy chế biến hạt điều không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chủ tịch Hiệp hội FDA từng báo cáo tại một hội nghị ở Dubai rằng: “Sản phẩm hạt điều của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ gặp 34 lỗi, cao hơn Ấn Độ 2 lỗi nên xét về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của hạt điều nhân Việt Nam chỉ đạt mức trên trung bình”.

Bên cạnh đó, hạt điều của Việt Nam xuất qua Mỹ cũng bị chê là lẫn nhiều tạp chất và màu sắc không đồng đều. Nguyên nhân là chúng ta có quá nhiều nhà máy chế biến nhỏ lẻ, tăng từ 345 lên 371 nhà máy chế biến hạt điều chỉ trong vòng 1 năm qua dẫn tới tình trạng lộn xộn trong khâu chế biến nên hạt điều của Việt Nam không được đều, bắt mắt như của Brasil. Tại Brasil với sản lượng tầm 150.000 tấn/năm nhưng chỉ có khoảng 8 doanh nghiệp chuyên về chế biến hạt điều.

Đạo luật FSMA mà Hoa Kỳ đưa ra cũng nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa nguồn gốc xuất xứ hạt điều và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là mới đây đã có một lô hàng hạt điều nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc bị nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli gây chết một người nên vấn đề truy xuất nguồn gốc càng được làm gắt gao.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thế giới nhìn chung vẫn gia tăng nhưng tùy vào thị trường cụ thể: Thị trường Mỹ, Trung Đông tăng mạnh hơn thị trường châu Âu, Úc. Có nhiều nguyên nhân, một là, do sự trượt giá của đồng tiền chung châu Âu và trượt giá của đồng USD Úc quá cao khiến cho khả năng tiêu thụ hạt điều của họ giảm xuống. Hai là, hiện tại, giá một số loại hạt dùng làm thực phẩm trên thế giới đang có xu hướng giảm, một số nhà nhập khẩu lớn chưa vội mua hạt điều nhân. Tức là, họ đang chờ giữa giá điều thô và điều nhân trên thị trường thế giới ổn định lại rồi mới quyết định mua để hạn chế rủi ro.

Năm 2016 sẽ là một năm rất khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều. Giá điều thô trong nước hiện nay đang rất cao, nếu như chế biến xuất khẩu sẽ không hiệu quả. Đây cũng là khó khăn chung mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp phải. Các nhà máy sẽ phải canh giữa giá mua, giá bán sao cho phù hợp. Ví dụ, doanh nghiệp mua điều thô giá cao thì cũng phải canh bán điều nhân được giá. Ít nhất cũng phải bán hòa vốn hoặc lời một chút, còn không thì phải chờ. Một số nhà máy lời nhiều trong khoảng 3 năm trở lại đây thì họ chấp nhận được việc bán giá thấp để duy trì sản xuất, duy trì việc làm cho công nhân. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào phương án kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Còn nhìn chung, các nhà máy nên canh giá, nếu không bán được giá cao thì phải chờ giá lên.

Đối với điều thô, hiện một số doanh nghiệp nhỏ ở Bình Phước vẫn mua điều thô trong nước khiến giá điều trong nước ở mức cao. Đặc thù của những doanh nghiệp nhỏ này là chi phí sản xuất rất thấp và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều khi do những kẽ hở trong quy chế thương mại, doanh nghiệp trộn hàng (trộn thứ khác vào hạt điều hoặc trộn các loại hạt điều có chất lượng khác nhau) dẫn tới tình trạng mã hàng không chuẩn nhưng vẫn bán được ở nội địa. Những đơn vị nào đã có hợp đồng xuất khẩu từ trước, bây giờ buộc họ phải thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài thì cho dù lỗ họ cũng phải mua vào. Chính vì thế làm cho thị trường rối, khó điều khiển được giá điều thô trong nước.

Việc mua bán phụ thuộc vào cơ chế thị trường. Nếu các nhà máy đồng loạt không mua điều thô của nông dân với giá cao thì chắc chắn nông dân sẽ phải hạ giá bán. Khổ một nỗi, vì một số nhà máy nhỏ đặt tại Bình Phước có chi phí vận chuyển và chi phí sản xuất thấp so với các nhà máy ở tỉnh khác, họ mua vào giá cao nên nhiều doanh nghiệp khác cạnh tranh không lại.

Tỷ giá đồng USD Úc xuống thấp, nhiều doanh nghiệp của Úc trước đây mua hạt điều Việt Nam với số lượng rất lớn thì nay cũng phải chuyển dần sang những doanh nghiệp nhập khẩu nhỏ nhập hạt điều Việt Nam với số lượng nhỏ để tiết kiệm chi phí. Bởi vì, ở bên Úc, những doanh nghiệp lớn, mỗi lần nhập hàng số lượng lớn về thị trường Úc bán không được do chênh lệch tỷ giá tiền tệ, dẫn tới tăng chi phí đầu vào và chi phí bảo quản. Làm kinh doanh nên các doanh nghiệp luôn hiểu bài toán lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu, vì thế họ hạn chế nhập khẩu điều Việt Nam với số lượng lớn so với cùng kỳ năm trước.

Vũ Thị Thu Hương - Giám đốc Công ty HD Cashew (Diễn đàn doanh nghiệp)

Sửa lần cuối vào Friday, 25 March 2016 09:40
Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Đã xem 38837 lần
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]