Lương đóng BHXH - nhiều văn bản hướng dẫn vẫn rối

Doanh nghiệp đã điều chỉnh lại mức lương đóng BHXH theo quy định mới nhưng vẫn còn đó nỗi lo một ngày nào đó phải xác định lại các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác phải tính vào lương để đóng BHXH và các hệ lụy khác đi kèm.

Theo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành, từ ngày 1-1-2016, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH tính thêm các khoản bổ sung khác. Đây là thay đổi lớn mà doanh nghiệp rất quan tâm.

Câu chuyện dài của văn bản hướng dẫn...

Nghị định 115/2015/NĐ-CP  (Nghị Định 115) hướng dẫn tiền lương, phụ cấp và các khoản khác để tính lương đóng BHXH là những khoản được ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ). 

Nói chung, doanh nghiệp băn khoăn nhiều ở phần phụ cấp và khoản bổ sung khác. Trong các văn bản hướng dẫn, vì thế cũng tập trung hướng dẫn về việc này.

Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn tiền lương ghi trong HĐLĐ bao gồm: (i) Mức lương ghi trong thang lương, bảng lương; (ii) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương; (ii) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH  (Thông Tư 23) đã “phác họa” rõ hơn mức lương đóng BHXH. Phụ cấp được quy định cụ thể hơn:

(i) Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

(ii) Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động; bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc;

(iii) Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

Tại thông tư này, một số khoản khác không được xem là khoản bổ sung để tính lương đóng BHXH như: các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ. 

Từ cuối năm 2015, vấn đề mức lương đóng BHXH nóng dần lên ở các diễn đàn nhân sự bởi lúc này là thời điểm lập ngân sách cho năm 2016, đồng thời có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước về lao động, BHXH tổ chức các buổi cập nhật và thảo luận Luật BHXH mới. Khi đó, mọi người mới vỡ lẽ rằng những quy định của pháp luật thoạt nhìn thì gần như gói gọn tất cả khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhưng “soi” kỹ thì lại không có mấy cơ sở rõ ràng để xếp các khoản phụ cấp mà doanh nghiệp đang trả vào các mục tương ứng của văn bản.

Trước chất vấn của các doanh nghiệp về việc này, các cơ quan nhà nước cũng lúng túng tương tự nên trả lời rất chung chung là: đơn vị tự xác định phụ cấp để đóng BHXH và chịu trách nhiệm, đồng thời hứa sẽ trình lên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH ) xin ý kiến.

Trước thực tế các doanh nghiệp gần như không ghi các khoản trợ cấp trong HĐLĐ và cũng là để thống nhất với hướng dẫn tại Nghị định 115, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH  (Thông tư 47) được ban hành để hướng dẫn ghi các khoản tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác trong HĐLĐ. Thông tư 47 bổ sung thêm các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Thông tư 47 cũng bổ sung một số khoản không được xem là khoản khác như: tiền thưởng sáng kiến; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

Tuy nhiên, với hướng dẫn này, doanh nghiệp vẫn chưa tự tin xác định các khoản trợ cấp và khoản khác để làm căn cứ đóng BHXH. Để giúp doanh nghiệp, Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH  (Thông tư 59). Thông tý 59 liệt kê một số phụ cấp tính vào lương làm căn cứ đóng BHXH như:  phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

... nhưng doanh nghiệp vẫn lúng túng

Trong suốt một năm qua, mỗi văn bản được ban hành đã gỡ dần các vướng mắc của doanh nghiệp. Thông tư 59 gọi tên cụ thể một số loại phụ cấp mà doanh nghiệp áp dụng, được xem là một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp. Những phụ cấp, khoản bổ sung khác được liệt kê trong Thông tư 59 là những khoản phổ biến và đa phần các doanh nghiệp có áp dụng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay doanh nghiệp đã có thêm rất nhiều khoản khác trả cho người lao động mà quy định pháp luật đã không liệt kê hết được như: một chuyến du lịch nếu nhân viên đạt được một mục tiêu nào đó; chi phí chăm sóc sức khỏe, chăm sóc thẩm mỹ, phí chơi golf, phụ cấp ngoại ngữ, chi phí học ngoại ngữ, phụ cấp chuyên cần...Với những khoản “ngoài danh mục” này, doanh nghiệp lại phải cân nhắc câu chữ tại Thông tư 47 và Thông tư 23 mà thực hiện. Vòng luẩn quẩn phân loại bắt đầu, bởi đây vốn là những khoản phụ cấp mà doanh nghiệp băn khoăn nhất. 

Đối mặt với việc tự phân loại, một số doanh nghiệp xem Thông tư 59 như một chỉ dẫn để phân loại những phụ cấp, khoản bổ sung khác. Việc này tưởng như là đơn giản nhưng không hẳn vậy. Doanh nghiệp thường đứng trên lập trường không muốn đưa hết phụ cấp vào lương làm căn cứ đóng BHXH trong khi cơ quan quản lý lao động, BHXH lại có lập trường ngược lại. Vì vậy, sự không đồng nhất trong việc xác định phụ cấp, khoản hỗ trợ khác để đóng BHXH là điều khó tránh khỏi.

Cơ quan quản lý nhà nước đã nói rõ là doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm về việc xác định của mình. Vì vậy, doanh nghiệp rất sợ rằng việc xác định của mình không đúng quy định pháp luật vì tiêu chí xác định khá là chung chung. Trong khi đó, nếu đưa tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp áp dụng cho người lao động tại thời điểm này thì chi phí tăng lên quá cao.

Một vấn đề khác đặt ra là doanh nghiệp không muốn đưa một số phụ cấp, hỗ trợ vào lương để tính BHXH vì những khoản này không mang tính ổn định và phụ thuộc vào từng ngày làm việc của người lao động. Nếu đưa các khoản này vào để tính lương đóng BHXH thì doanh nghiệp sẽ rất mệt mỏi trong việc báo cáo tăng, giảm lương hàng tháng và cụ thể đến từng người lao động. Đó là một sự quá tải đối với doanh nghiệp có hàng ngàn lao động trở lên. 

Luật BHXH đã có hiệu lực, doanh nghiệp cũng đã điều chỉnh lại mức lương đóng BHXH theo quy định mới. Thế nhưng vẫn còn đó nỗi lo một ngày nào đó, doanh nghiệp phải xác định lại các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác phải tính vào lương để đóng BHXH và các hệ lụy khác đi kèm.

Phan Thị Ngọc Thắng (TBKTSG Online)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Đã xem 2307 lần
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]