Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng khá thấp

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng chưa đầy 6% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là mức tăng rất thấp của 6 tháng đầu năm trong nhiều năm qua, do giá xuất khẩu giảm mạnh.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất, công nghiệp và thương mại 6 tháng đầu năm, diễn ra tại Hà Nội hôm 12-7, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 82,24 tỉ đô la Mỹ, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015 (6 tháng năm 2015 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước). Đây là mức tăng thấp, kể cả xem xét trong tương quan với mức tăng GDP của năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng thấp chủ yếu do giá xuất khẩu giảm 6,3%, bao gồm cả giảm giá dầu thô và giá xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến. Nếu loại trừ yếu tố giá giảm, thì tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 10,1% (mặc dù vẫn thấp hơn mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước nhưng là mức cao hơn so với mục tiêu kế hoạch đề ra của năm 2016).

Tuy nhiên, trong bối cảnh cả cung trong nước và cầu nước ngoài cùng giảm sút, giá xuất khẩu lại duy trì ở mức thấp thì tốc độ này được Bộ Công Thương đánh giá là vẫn khá tích cực, đặc biệt là nếu so sánh với các nước trong khu vực (đều có xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng âm hoặc chỉ đạt mức tương đương năm trước). Ví dụ, 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,6%; Ấn Độ giảm 8%; Braxin giảm 3,4%; Indonesia giảm 13,6%.

Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm có sự phân hóa rõ rệt giữa một số ngành, lĩnh vực.

Nhóm hàng nông sản, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu tăng 6%, là mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ (cùng kỳ năm ngoái giảm 8,9%). Mức tăng thêm 116 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ của nhóm này có ý nghĩa trong việc đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung.

Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu giảm 38,7% so với cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh cả về lượng và giá xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm 867 triệu đô la Mỹ do giá xuất khẩu giảm, và giảm 184 triệu đô do lượng xuất khẩu giảm.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng có độ nhạy cao với tổng cầu và khi nhu cầu suy giảm sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn nhóm nông sản. Tuy nhiên, so với các nhóm hàng khác thì mức tăng trưởng 8,2% của nhóm này là khá tích cực. Đây là nhóm hàng hóa chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song với mức tăng trưởng không cao so với cùng kỳ đã không thể kéo kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước tăng lên.

Lan Nhi (The Saigontimes)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Đã xem 2263 lần
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]